Cả nước chung sức, đồng lòng chi viện cho miền Nam chống dịch COVID-19

Thứ sáu - 25/03/2022 05:09
Dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam. Hơn lúc nào hết, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực miền Nam đang mong chờ sự chung tay, đồng lòng, chia sẻ của lực lượng y, bác sĩ, điều dưỡng từ các bệnh viện trung ương.
chi vien mien nam 15 1024x540[1]
chi vien mien nam 15 1024x540[1]

Dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam. Hơn lúc nào hết, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực miền Nam đang mong chờ sự chung tay, đồng lòng, chia sẻ của lực lượng y, bác sĩ, điều dưỡng từ các bệnh viện trung ương.

Nhận được lời kêu gọi lên đường hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại miền Nam, hàng ngàn y, bác sĩ miền Bắc đã nhanh chóng gác lại công việc gia đình thu xếp hành trang cho chuyến đi chưa biết ngày trở về.

Các bệnh viện tuyến trung ương đã điều động nhân sự đến TP.HCM và các tỉnh đang là điểm nóng của dịch bệnh tại miền Nam. Đơn cử, Bệnh viện Bạch Mai đã cử hơn 200 thầy thuốc tới TPHCM để vận hành trung tâm hồi sức tích cực 500 giường tại Bệnh viện Dã chiến số 16. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã huy động gần 300 y, bác sĩ tiếp quản Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại TPHCM.

 

 

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và tập thể thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Huế được chi viện cho Trung tâm Hồi sức tích cực tại TPHCM. Và Sinh viên Đại học Y Hà Nội tình nguyện ra tuyến đầu chống dịch Covid-19

Các y, bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện E, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương… hiện đang là lực lượng nòng cốt phối hợp với lực lượng y tế các tỉnh, thành phố ở miền Nam điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong.

Cũng như nhiều đồng nghiệp khác, gần 40 cán bộ “tinh nhuệ” có kinh nghiệm trong cấp cứu, chăm sóc, điều trị hỗ trợ người bệnh của Bệnh viện K đã “Nam tiến” tham gia công tác phòng chống dịch. Ông Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K nhận định, với diễn biến rất phức tạp ở các tỉnh, thành phố phía Nam, các đoàn công tác chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các thành viên luôn cố gắng giữ tinh thần tích cực, lạc quan, chủ động trao đổi trong công việc để hỗ trợ các đồng nghiệp phía Nam chăm sóc, điều trị cho người bệnh.

Khi dịch bệnh tại TP. HCM có diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP. HCM đã kêu gọi các đồng nghiệp, bao gồm giảng viên, sinh viên các trường đại học khối sức khỏe, các thầy thuốc về hưu, các y bác sĩ công tác trong các cơ sở y tế tư nhân tham gia chống dịch, tiêm chủng, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

Sau gần 2 tuần, kể từ ngày 25/7 đến ngày 6/8, đã có hơn 7.000 người đăng ký với Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP. HCM tham gia chống dịch ở TP. HCM.

Họ là những cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế tư nhân và công lập, có cả đội ngũ cán bộ y tế đã về hưu và lực lượng sinh viên và những người làm việc ở ngành nghề khác. Trong số đó, có 2.500 người đã nhận nhiệm vụ và đang hỗ trợ tích cực trong công tác thu dung, chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid -19.

 

 

Chiều ngày 2/8, Bệnh viện Bạch Mai đã cử đoàn công tác gồm 200 bác sĩ, điều dưỡng các chuyên ngành do GS.TS Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai làm trưởng đoàn, lên đường vào hỗ trợ TP Hồ Chí Minh, điều trị các bệnh nhân COVID-19. Và 30 y bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị tiếp tục lên đường hỗ trợ chống dịch tại Tiền Giang.

Dù vậy, theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện nhu cầu cán bộ y tế hỗ trợ cho công tác điều trị là vô cùng cần thiết và đang thiếu, vì vậy vẫn rất cần sự tham gia đông đảo hơn nữa của lực lượng tình nguyện, nhất là những người có chuyên môn về ngành y như bác sĩ và điều dưỡng tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Được biết, đội ngũ nhân viên y tế tại các địa phương có dịch, đặc biệt tại TP. HCM đã phải làm việc liên tục với cường độ cao trong nhiều ngày, điều này khiến chất lượng công việc có thể giảm sút. Do vậy, các tỉnh, thành phía Nam đang rất cần lực lượng thay thế, “đảo quân” để thầy thuốc được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động và tiếp tục lên tuyến đầu chống dịch.

Bên cạnh đó, việc mở ra các trung tâm hồi sức tích cực ở các tỉnh phía Nam để điều trị các bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch cũng đòi hỏi lượng nhân sự y tế rất lớn.

Vào thời khắc khó khăn của dịch bệnh, chúng ta cần rất nhiều những thầy thuốc tình nguyện vào tâm dịch, cống hiến sức lực, tâm huyết, kinh nghiệm, lòng yêu đời – yêu người, cho công cuộc chống dịch chưa từng có trong tiền lệ”.

Hiện nhu cầu cán bộ y tế hỗ trợ cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 đang thiếu, vì vậy ngành Y tế vẫn rất cần sự tham gia đông đảo của lực lượng tình nguyện tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Sáng 21/8, tại Hà Nội, Học viện Quân y tổ chức Lễ xuất quân tăng cường lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam. Theo Quyết định của Giám đốc Học viện Quân y, Đoàn công tác có 295 thành viên, tổ chức thành 60 tổ quân y lưu động, trong đó có 113 bác sĩ, 2 cán bộ và 180 học viên năm thứ tư, do Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Hệ trưởng hệ sau Đại học làm Trưởng đoàn.

 

 

Sáng 1/8, tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội), Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5D, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ ra quân, lên đường làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

Ngày 20/8, tỉnh Nam Định đã tổ chức lễ xuất quân Đoàn cán bộ y tế của tỉnh và Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tham gia hỗ trợ, phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bình Dương. Trong đợt 3, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định có 113 cán bộ, giảng viên, sinh viên, đại diện cho ngành Y tế tỉnh Nam Định lên đường tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bình Dương.

Ngày 5/8, các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn tổ chức Lễ xuất quân đoàn cán bộ y tế hỗ trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19. Đoàn cán bộ y tế của tỉnh Cao Bằng có 32 người, Bắc Kạn 16 người đều là những thầy thuốc giàu kinh nghiệm, tình nguyện lên đường.

cao-bang-050821

Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng tặng quà cho đoàn cán bộ, y bác sĩ lên đường hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19. Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN

Sáng 28/7, Sở Y tế Nghệ An đã tổ chức lễ xuất quân cho 60 cán bộ, nhân viên y tế vào tỉnh Bình Dương tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19. Các thầy thuốc xứ Nghệ tham gia hỗ trợ công tác chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bình Dương lần này bắt đầu từ ngày 28/7/2021 cho đến khi có chỉ đạo mới của Bộ Y tế… Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên đoàn do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Y tế và tỉnh Bình Dương phân công. Đây là lần thứ 5 Nghệ An cử đoàn cán bộ y tế tham gia hỗ trợ các tỉnh, thành phố phòng, chống dịch COVID-19.

Chiều 27/7, đoàn công tác y tế của tỉnh Phú Thọ gồm 52 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên thuộc các Bệnh viện, Trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh đã lên đường hỗ trợ Bình Dương phòng chống dịch COVID-19. Đây là lần thứ 5 Phú Thọ cử đoàn đi hỗ trợ các tỉnh bạn phòng, chống dịch COVID-19.

 

 

Sở Y tế Nghệ An đã tổ chức lễ xuất quân cho 60 cán bộ, nhân viên y tế vào tỉnh Bình Dương tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19. Và đoàn công tác y tế của tỉnh Phú Thọ gồm 52 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên thuộc các Bệnh viện, Trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh đã lên đường hỗ trợ Bình Dương phòng chống dịch COVID-19

Ngày 27/7, Đoàn công tác của Bệnh viện K gồm 28 cán bộ, trong đó có 8 bác sĩ, 17 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên đã lên đường chi viện cho thành phố Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch, Đoàn sẽ làm việc tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh cơ sở II, nơi hiện đang điều trị hồi sức cho người bệnh COVID-19.

Ngày 26/7, các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,… đã tổ chức xuất quân, tiễn các thầy thuốc lên đường chống dịch.

Theo đó, tỉnh Tuyên Quang cử 35 cán bộ, y, bác sĩ; tỉnh Quảng Bình cử 29 nhân viên y tế, Lạng Sơn cử 27 thầy thuốc vào hỗ trợ chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Thừa Thiên – Huế cử đoàn gồm 66 cán bộ, nhân viên y tế; tỉnh Quảng Trị cử 35 y bác sĩ vào hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại tỉnh Bình Dương. Tại tỉnh Bình Dương, các y bác sĩ sẽ tham gia hỗ trợ điều trị, truy vết, test nhanh, xét nghiệm Realtime-PCR khẳng định các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, phối cùng ngành y tế tỉnh Bình Dương và các lực lượng tăng cường khác tập trung cắt đứt nguồn lây COVID-19.

 

 

Đoàn công tác của Bệnh viện K gồm 28 cán bộ lên đường chi viện cho thành phố Hồ Chí Minh. Và Tỉnh Thừa Thiên – Huế cử đoàn gồm 66 cán bộ, nhân viên y tế vào hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại tỉnh Bình Dương

Ngày 26/7, Đoàn công tác của Bệnh viện E gồm 45 y bác sĩ; 35 bác sĩ, điều dưỡng viên của Bệnh viện Hữu Nghị; 33 bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên của 16 đơn vị thuộc Bệnh viện Phụ sản Trung ương; 17 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế của Bệnh viện Da liễu Trung ương đã lên đường “Nam tiến” chung sức cùng các đồng nghiệp ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Ngoài ra đoàn Bệnh viện Nội tiết 33 người, Bệnh viện Da liễu gồm 17 người, Bệnh viện Nhi Trung ương 15 người…

Các thầy thuốc được cử đi đợt này thuộc nhiều chuyên khoa như: Cấp cứu, tim mạch, gây mê hồi sức, gây mê hồi sức tích cực và chống độc; chẩn đoán hình ảnh; thần kinh; ngoại tim mạch, phẫu thuật cột sống, hô hấp, cơ xương khớp, tiêu hóa, gan mật…

 

 

Trước đó, tính đến ngày 15/7/2021, Sở Y tế TP. HCM đã chào đón 24 Đoàn công tác đến từ Sở Y tế các tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Bộ, ngành và 11 trường Cao đẳng, Đại học với tổng cộng 4.473 người trong đó có 535 bác sĩ, 1.222 điều dưỡng, 53 kỹ thuật viên, 8 giảng viên và 2.655 sinh viên tham gia hỗ trợ cụ thể như sau:

1. Bệnh viện Chợ Rẫy tham gia tổng cộng 262 người, bao gồm 106 bác sĩ, 156 điều dưỡng.
2. Bệnh viện Thống Nhất tham gia tổng cộng 92 người, bao gồm 31 bác sĩ, 61 điều dưỡng và kỹ thuật viên.
3. Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM tham gia tổng cộng 276 người, bao gồm 100 bác sĩ, 176 điều dưỡng.
4. Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM tham gia tổng cộng 95 người, bao gồm 30 bác sĩ, 65 điều dưỡng.
5. Bệnh viện Đa khoa Bưu điện tham gia tổng cộng 75 người, bao gồm 25 bác sĩ, 50 điều dưỡng.
6. Bệnh viện Quân y 7A tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 10 bác sĩ, 24 điều dưỡng, 6 kỹ thuật viên.
7. Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên tham gia tổng cộng 79 người, bao gồm 21 bác sĩ, 55 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên.
8. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 11 bác sĩ, 26 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên.
9. Bệnh viện Quân y 175 tham gia tổng cộng 75 người, bao gồm 25 bác sĩ, 48 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
10. Bệnh viện 74 TW tham gia tổng cộng 30 người, bao gồm 10 bác sĩ, 20 điều dưỡng.
11. Bệnh viện 71 TW tham gia tổng cộng 30 người, bao gồm 10 bác sĩ, 18 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
12. Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh tham gia tổng cộng 70 người, bao gồm 10 bác sĩ, 60 điều dưỡng.
13. Sở Y tế tỉnh Thái Bình tham gia tổng cộng 60 người, bao gồm 20 bác sĩ, 40 điều dưỡng.
14. Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh tham gia tổng cộng 25 người, bao gồm 5 bác sĩ, 20 điều dưỡng.
15. Sở Y tế thành phố Hải Phòng tham gia tổng cộng 114 người, bao gồm 14 bác sĩ, 100 điều dưỡng.
16. Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa tham gia tổng cộng 58 người, bao gồm 8 bác sĩ, 50 điều dưỡng.
17. Sở Y tế tỉnh Nghệ An tham gia tổng cộng 60 người, bao gồm 20 bác sĩ, 30 điều dưỡng, 10 kỹ thuật viên.
18. Sở Y tế tỉnh Hải Dương tham gia tổng cộng 41 người, bao gồm 11 bác sĩ, 29 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên.
19. Sở Y tế tỉnh Yên Bái tham gia tổng cộng 44 người, bao gồm 12 bác sĩ, 30 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
20. Sở Y tế tỉnh Hà Nam tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 8 bác sĩ, 27 điều dưỡng, 5 kỹ thuật viên.
21. Sở Y tế tỉnh Ninh Bình tham gia tổng cộng 42 người, bao gồm 10 bác sĩ, 30 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
22. Sở Y tế tỉnh Phú Thọ tham gia tổng cộng 52 người, bao gồm 12 bác sĩ, 40 điều dưỡng.
23. Sở Y tế tỉnh Nam Định tham gia tổng cộng 42 người, bao gồm 7 bác sĩ, 35 điều dưỡng.
24. Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 10 bác sĩ, 27 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên.

60 cán bộ y tế Nghệ An chi viện TP.HCM.

Ngoài ra, Sở Y tế TP. HCM còn tiếp nhận 2.663 cán bộ giảng viên, sinh viên từ các Trường Đại học trên khắp cả nước gồm Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (320 giảng viên, sinh viên), Trường Đại học Y dược Thái Bình (350 sinh viên), Trường Đại học Y tế công cộng (103 sinh viên), Trường Đại học Huế (95 sinh viên), Trường Đại học Y dược TPHCM, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Khoa Y Đại học Quốc gia TPHCM, Trường Cao đẳng Viễn Đông, Trường Cao đẳng Quân Y 2 (Quân khu 7) tình nguyện tham gia truy vết phòng chống dịch COVID-19.

 

 

Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ vật tư, trang thiết bị như thành lập Kho dã chiến tại TP.Hồ Chí Minh để tập kết vật tư, trang thiết bị y tế hỗ trợ thành phố và các tỉnh phía Nam.

Cùng với hỗ trợ về nhân lực, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ vật tư, trang thiết bị như thành lập Kho dã chiến tại TP.Hồ Chí Minh để tập kết vật tư, trang thiết bị y tế hỗ trợ thành phố và các tỉnh phía Nam.

Trong đợt dịch COVID-19 thứ 4 đến nay, Bộ Y tế đã quản lý, cấp phát 4.975 máy thở (trong đó có 4.080 máy thở dòng cao HFNC), 191 máy xét nghiệm RT-PCR, 93 máy tách chiết, 10 máy ECMO, 50 máy lọc máu và hàng triệu test xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Bộ Y tế đã tích cực vận động, huy động các doanh nghiệp, tổ chức tham gia hỗ trợ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đến nay các doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ 4315 máy thở các loại, trên 100 máy RT-PCR, 63 máy tách chiết, 63 xe tiêm chủng lưu động, 63 xe vận chuyển vaccine, trên 3 triệu test nhanh kháng nguyên, trên 300.000 test RT-PCR và hàng chục nghìn vật tư tiêu hao, trang bị phòng hộ cá nhân các loại, với tổng kinh phí hàng trăm tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ các loại thuốc điều trị COVID-19 nhằm tạo đẩy mạnh hiệu quả công tác điều trị người bệnh COVID-19.

Cũng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã phối hợp với tổ chức công đoàn các cấp vận động, huy động, tiếp nhận hàng tỉ đồng kinh phí, hàng hóa thiết yếu từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức để hỗ trợ cho lực lượng cán bộ y tế tuyến đầu tham gia chống dịch, yên tâm công tác, nhất là các cán bộ bị lây nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

 

 

Hoàng Anh


 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

Thu thập thông tin cb, cc

Mẫu phiếu thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu CB,CC cấp xã

Lượt xem:223 | lượt tải:100

Vb15112019

Mẫu đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, NHĐKCT 2019

Lượt xem:202 | lượt tải:95

Thư viện ảnh

banner-1-4e5f481549-1.jpg 5-f9fc3e4da3-1-1.jpg 84631796a4e752b90bf6-86e17dacec-1-2.jpg HT5-4c5cc66983-1-3.jpg
Đường dây nóng
VinGroup
Sun Group
Gelexemco
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây